Kho ngoại quan
|
Kho CFS
|
Kho bảo thuế
|
Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng
hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài
đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.
|
Địa điểm thu gom hàng lẻ (CFS) là khu vực kho, bãi
dùng để thực hiện các hoạt động thu gom, chia, tách hàng hóa của nhiều chủ
hàng vận chuyển chung công-te-nơ.
|
Kho bảo thuế là kho dùng để chứa nguyên liệu, vật tư
nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu
của chủ kho bảo thuế.
|
Thủ tục hải quan
|
Thủ tục hải quan
|
Thủ tục hải quan
|
1. Hàng hóa từ nước ngoài hoặc từ nội địa, từ khu
phi thuế quan đưa vào kho ngoại quan, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy
quyền phải làm thủ tục nhập kho ngoại quan tại Chi cục Hải quan quản lý kho
ngoại quan.
|
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được lưu giữ trong
địa điểm thu gom hàng lẻ quá thời hạn theo quy định tại Khoảnh Điều 61 Luật Hải
quan, nếu hàng hóa không được đưa ra khỏi địa điểm thu gom hàng lẻ thì xử lý
theo quy định tại Điều 57 Luật Hải quan.
|
1. Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
đưa vào kho bảo thuế thực hiện như thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
để sản xuất hàng xuất khẩu, trừ thủ tục nộp thuế.
|
Hàng hóa gửi kho ngoại quan thuộc diện buộc phải tái xuất
theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì không được
phép nhập khẩu trở lại thị trường Việt Nam.
|
2. Địa điểm thư gom hàng lẻ, hàng hóa lưu giữ tại địa điểm
thu gom hàng lẻ và các hoạt động, dịch vụ thực hiện tại địa điểm thu gom hàng
lẻ phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
|
2. Hàng hóa đưa vào kho bảo thuế chỉ được sử dụng để sản
xuất hàng xuất khẩu của chủ kho bảo thuế.
|
3. Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại
quan; hàng hóa từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất; hàng hóa từ nội địa đưa
vào kho ngoại quan và ngược lại phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng
hóa vận chuyển đang chịu sự giám sát hải quan, trừ trường hợp hàng hóa đã làm
thủ tục xuất khẩu từ nội địa hoặc hàng hóa khi làm thủ tục nhập khẩu vào nội
địa đã mở tờ khai vận chuyển kết hợp.
|
3. Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu đến địa điểm thu gom
hàng lẻ nằm ngoài cửa khẩu và ngược lại hoặc hàng hóa vận chuyển từ địa điểm
thu gom hàng lẻ đến các địa điểm làm thủ tục hải quan khác ngoài cửa khẩu và
ngược lại phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
|
3. Khi đưa nguyên liệu, vật tư vào sản xuất, doanh nghiệp
phải quản lý, theo dõi theo quy định của pháp luật kế toán, thống kê.
|
|
4. Việc giám sát hải quan đối với hàng hóa lưu giữ tại địa
điểm thu gom hàng lẻ thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương III Luật Hải
quan.
|
|
Thẩm quyền cấp phép
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định
thành lập CFS.
|
Thẩm quyền cấp phép
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định
thành lập kho ngoại quan.
|
Thẩm quyền cấp phép
Cục trưởng Hải quan ra quyết định thành lập
kho bảo thuế.
|
– Các dịch vụ được thực hiện trong CFS (khoản
2 Điều 51 Thông tư 128)
a) Đối với hàng xuất khẩu: Đóng gói, đóng gói lại, sắp xếp,
sắp xếp lại hàng hóa.
Đối với hàng quá cảnh, hàng trung chuyển được đưa vào các
CFS trong cảng để chia tách, đóng ghép chung container xuất khẩu hoặc đóng
ghép chung với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
b) Đối với hàng nhập khẩu: Được phép chia tách để làm thủ
tục nhập khẩu hoặc đóng ghép container với các lô hàng xuất khẩu khác để xuất
sang nước thứ ba.
|
– Các dịch vụ được thực hiện trong kho ngoại quan (Điều
23, Nghị định 154)
Chủ hàng hoá gửi kho ngoại quan trực tiếp thực hiện hoặc uỷ
quyền cho chủ kho ngoại quan thực hiện các dịch vụ sau đối với hàng hoá gửi
kho ngoại quan:
1. Gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; phân loại phẩm cấp
hàng hoá, bảo dưỡng hàng hoá.
2. Làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa ra, đưa vào
kho ngoại quan.
3. Vận chuyển hàng hoá từ cửa khẩu vào kho ngoại quan, từ
kho ngoại quan ra cửa khẩu, từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác.
4. Chuyển quyền sở hữu hàng hoá.
|
Phần nguyên liệu nhập khẩu đưa vào kho bảo thuế để sản xuất
hàng xuất khẩu.
|
Thuận lợi:
1. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều lô hàng lẻ, muốn bán
cho nhiều khách hàng tại cùng một nước đến thì CFS là nơi giúp các doanh nghiệp
thu gom hàng lẻ thành một lô lớn đóng đầy container để làm thủ tục xuất khẩu,
sẽ tiết kiệm được chi phí.
2. Là nơi nhiều chủ hàng nhập khẩu cùng khai thác chung một
vận đơn vận tải hàng nhập khẩu sẽ tiết kiệm chi phí vận chuyển, thuận tiện
làm thủ tục nhập khẩu.
|
Thuận lợi:
1. Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước
ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước, chưa phải nộp thuế nhập khẩu (Khoản
2.b Điều 25, Nghị định 154);
2. Doanh nghiệp làm dịch vụ kho ngoại quan dễ bố trí
sắp xếp hàng khoa học qua đó giảm được chi phí và thời gian, doanh nghiệp gửi
hàng tại kho ngoại quan cũng dễ dàng theo dõi tình trạng hàng hóa của mình
đang gửi tại kho.
|
Thuận lợi:
1. Đối với doanh nghiệp mới thành lập, có lưu lượng hàng
hóa XNK lớn, nhập khẩu hàng hoá theo loại hình NSXXK (có thời hạn làm thủ tục
dưới 02 năm) theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản
lý thuế có hiệu lực ngày 1/7/2013 phải nộp thuế ngay hoặc phải có bảo lãnh của
Ngân hàng. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp thành lập Kho bảo thuế trong thời gian
này thì chưa phải nộp thuế, kết thúc năm kế hoạch thanh khoản hàng tại kho bảo
thuế. Sau 02 năm hoạt động, nếu doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật về thuế
XNK và đáp ứng điều kiện được hưởng ân hạn thuế thì sẽ đăng ký theo loại hình
NSXXK và được hưởng ân hạn thuế.
|
Khó khăn:
Không phát sinh
|
Khó khăn:
1. Chủ kho ngoại quan phải mở sổ kế toán theo dõi xuất
kho, nhập kho theo quy định của Bộ Tài chính. Định kỳ 6 (sáu) tháng một lần,
chủ kho ngoại quan phải báo cáo bằng văn bản cho Cục trưởng Hải quan về thực
trạng hàng hóa trong kho và tình hình hoạt động của kho (Khoản 5 Điều 25 Nghị
định 154);
2. Hàng hoá từ kho ngoại quan không được đưa vào nội địa đối
với các trường hợp sau (Khoản 2.c Điều 26 Nghị định 154/2005/NĐ-CP):
– Đối với hàng hoá gửi kho ngoại quan thuộc diện buộc
phải tái xuất theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì
không được phép nhập khẩu trở lại thị trường Việt Nam;
– Hàng hoá thuộc Danh mục hàng tiêu dùng phải nộp xong thuế
trước khi nhận hàng do Bộ Công Thương công bố.
|
Khó khăn:
Kết thúc năm kế hoạch (ngày 31 tháng 12 hàng năm): Doanh
nghiệp phải thanh khoản hàng tại kho bảo thuế. Nếu tỷ lệ xuất khẩu thấp hơn tỷ
lệ được bảo thuế thì doanh nghiệp phải nộp thuế ngay cho phần sản phẩm hoàn
chỉnh chênh lệch giữa lượng sản phẩm phải xuất khẩu và lượng sản phẩm thực xuất.
Việc nộp chậm thuế được xử lý theo quy định của pháp luật.
|